banner 1
banner 2
banner 3
banner 4

Có nên học Đại học Xây dựng hay không?

Có thể bạn đang nghĩ rằng học ngành xây dựng là vất vả và áp lực, chương trình học chủ yếu tính toán và khô khan, tính chất công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên công tác xa nhà, ngành học xây dựng đang ngày càng lỗi thời… nhưng chắc chắn bạn phải suy nghĩ lại sau khi đọc 09 lý do dưới đây để trả lời cho câu hỏi “Có nên học Đại học Xây dựng hay không?”

1. Thỏa sức sáng tạo và theo đuổi đam mê:

Bạn thích phiêu lưu? Bạn thích sáng tạo, thiết kế và hiện thực hóa những ý tưởng của mình? Kỹ thuật xây dựng sẽ là ngành đầu tiên bạn nên nghĩ đến. Với kiến thức chuyên môn về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp trong suốt thời gian học đại học, bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong thiết kế, đặt dấu ấn của mình trong các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao. Nghề xây dựng giúp bạn có cơ hội đi nhiều nơi, mở rộng kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống.

2. Xu hướng nghề nghiệp gắn liền với sự phát triển xã hội:

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

3. Ngành nghề luôn khát nguồn nhân lực:

Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với sự tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông. Cùng với sự chuyển dịch kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ; xã hội cần một lượng lớn kỹ sư xây dựng phục vụ cho các công trình, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Có thể nói nghề xây dựng rất “đắt hàng” bởi cung không đủ cầu. Do đó, tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng, bạn luôn có cơ hội tìm được công việc ưng ý với mức lương hấp dẫn.

Có nên học Đại học Xây dựng hay không?
học đại học xây dựng

4. Nhóm ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0:

(NLĐO)- Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết có 5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: nhóm ngành công nghệ thông tin; công nghệ tự động hóa; các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh.

5. Tự do di chuyển Quốc tế:

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, gồm: Nha khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật, Xây dựng, Kế toán, Kiến trúc, Khảo sát và Du lịch. Học xây dựng giúp sinh viên không những trở thành người lao động trong nước mà còn định hướng trở thành nguồn “Nhân lực toàn cầu”.

6. Môi trường làm việc đa dạng sau khi học đại học xây dựng:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ngay ở các vị trí như cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước chuyên ngành; kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và nước ngoài; kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án trong các dự án xây dựng; tiếp tục học Sau đại học tại các đại học trong và ngoài nước; cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng…

7. Không cần nhờ “Chạy việc”:

Với môi trường làm việc đa dạng, nhiều cơ hội việc làm trong và ngoài nước, “chạy việc” hầu như không tồn tại trong lĩnh vực xây dựng khi bạn khẳng định được năng lực của bản thân. Do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, không có nhiều mối quan hệ xã hội thì ngành xây dựng rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.

8. Được trang bị toàn diện kiến thức và kỹ năng:

Nhu cầu việc làm ngày càng cao của ngành xây dựng không đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng dễ dãi đối với ứng viên mà đòi hỏi khả năng tiếp nhận xử lý công việc một cách chuyên nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp, sinh viên sẽ được đào tạo gắn liền với thực tiễn. Các bạn sẽ đi thực tế từ năm hai, được thực tập tại các công ty uy tín, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc chuyên nghiệp giúp sinh viên tiếp xúc gần với môi trường làm việc thực tế.

9. Chương trình đào tạo học đại học xây dựng chất lượng:

Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên được nhận bằng Kỹ sư ngành Xây dựng do trường cấp bằng. Chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn quốc gia, kết hợp với các môn học đặc thù dành riêng cho khu vực Tây Nam Bộ. Đội ngũ giảng viên bao gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ…giàu kinh nghiệm đến từ các trường Đại học nổi tiếng trong nước. Môi trường học tập năng động, thuận lợi cho sự phát triển khả năng tư duy và sáng tạo cho sinh viên.
--------------------------------------------------------

Khu vực tuyển sinh:

** Miền Trung: Quảng Ngãi, Bình Định (Quy Nhơn), Phú Yên (Tuy Hòa), Khánh Hòa (Cam Ranh), Ninh Thuận (Phan rang – Tháp Chàm), Bình Thuận (Phan Thiết), Kontum, Gia Lai (Pleiku), Đăklăk (Buôn Ma Thuột), Đắc Nông, Lâm Đồng (Đà Lạt).

** Miền Nam: Bình Phước (Đồng Xoài), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Biên Hòa), Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Long An (Tân An), Đồng Tháp (Cao Lãnh), Tiền Giang (Mỹ Tho), An Giang (Châu Đốc), Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang (Vị Thanh), Kiên Giang (Rạnh Giá), Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP. Cần Thơ.
ð ĐĂNG KÝ HỌC ĐẠI HỌC XÂY DỰNG:
Hotline: 0349 283 096 – (028) 627 444 90
Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh số 01 – Nhà G
(586 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, Tp. Thủ Đức)

Bài viết khác:

#hoc-dai-hoc-xay-dung, #lien-thong-xay-dung, #van-bang-2-xay-dung, #hoc-dai-hoc-xay-dung, #xay-dung-dan-dung-va-cong-nghiep, #hoc-xay-dung-tai-hcm